Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên Tổ chức Tọa đàm "Than sinh học Biochar và ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp bền vững"

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên Tổ chức Tọa đàm "Than sinh học Biochar và ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp bền vững"
Ngày đăng: 28/04/2025 08:47 AM

                                                                                                                 ThS. Đặng Thị Thắm,

                                                                     Phòng Kế hoạch Khoa học và Hợp tác Quốc tế

    Sáng ngày 8 tháng 4 năm 2025, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên WASI đã khối hợp với Công ty Cổ phần Phân bón và Dịch vụ Tổng hợp Bình Định BFA Tổ chức Tọa đảm Tham sinh học Biochar và ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp bền vững. Tọa đảm là cơ hội để các nhà khoa học giới thiệu về kết quả nghiên cứu, ứng dụng Tham sinh học để các nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp cùng nhau trao đổi, thảo luận, tìm hiểu về ứng dụng của chúng trong nông nghiệp.

    Tham gia buổi tọa đàm có đại diện Cục trồng trọt và bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Hiệp hội Phân bón Việt Nam, các chuyên gia nông nghiệp, các nhà khoa học, các nghiên cứu đến từ các đơn vị như: WASI, BFA, Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Nông nghiệp Nhiệt đới TP.HCM, Erophins Sắc khí Hải Đăng, Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, Viện Hà Lâm Khoa học Việt Nam, Viện Môi trường Nông nghiệp Hà Nội, Hiệp hội Than Sinh học Việt Nam, Hiệp hội Công nghiệp Than Sinh học Sinh Thái Xanh.

     

    Hình 1: Ông Nguyễn Quốc Mạnh - Phó cục trưởng Cục trồng trọt và bảo vệ thực vật phát biểu khai mạc Tọa đàm

    Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Quốc Mạnh, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt và bảo vệ thực vật đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Than Sinh học đối với môi trường và nông nghiệp. Ông cho biết, Than Sinh học không chỉ thân thiện với môi trường mà còn có khả năng cải thiện cấu trúc đất, chấm xói mòn, hấp thụ kim loại nặng và giảm phát thải khí CO2, ... Ông Nguyễn Quốc Mạnh cũng bày tỏ hy vọng rằng buổi tọa đàm sẽ là cơ hội cho các đơn vị, các ngành hợp tác phát triển công nghiệp Than Sinh học xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến. Ông cũng kêu gọi tăng cường nghiên cứu về Than Sinh học để đạt được nhiều kết quả ứng dụng thực tiễn hơn, từ đó lan tỏa kiến thức và kỹ thuật đến người dân và các hợp tác sẽ giúp họ áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp.

     

    Hình 2: Toàn cảnh buổi tọa đàm

    Tọa đàm đã đón nghe 07 bài tham luận từ 07 đơn vị khác nhau. Cụ thể: (1) Tầm quan về tình hình sản xuất và ứng dụng Than Sinh học, Than Sinh học trong và ngoài nước (ông Võ Tuấn Toàn, Giám đốc BIFA); (2) Than Sinh học một giải pháp giảm phân bón và cải thiện pH đất cho cây cà phê trong giai đoạn vườn ươm (tiến sĩ Nguyễn Viết Trụ, cán bộ nghiên cứu của WASI); (3) Quy trình sản xuất Than Sinh học từ nguồn phế phẩm nông nghiệp và ứng dụng của nó trong nông nghiệp bền bững (tiến sĩ Võ Thành Công, Giảng Viên Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM); (4) Tiềm năng chế tạo nano-composites, gốc, kim loại Than Sinh học bằng quá trình nhiệt phân, chậm sinh khối, ứng dụng trong cải tạo đất, kiểm soát bệnh hại thực phẩm vật và chống lại căng thẳng phi sinh học trong canh tác nông nghiệp (tiến sĩ Bùi Phi Du, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu vật liệu mới miền Nam, Viện Hàn Lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam); (5) Vai trò của Than Sinh học với độ phì và sức khỏe đất nông nghiệp (tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn nông nghiệp nhiệt ới TP.HCM); (6) Than Sinh học, Than Sinh học cầu núi xanh cho sản xuất nông nghiệp bền vững (tiến sĩ Lương Hữu Thành, Viện Môi trường Nông nghiệp Hà Nội); (7) Một số ứng dụng của Than Sinh học đối với nông nghiệp Nhật Bản và các nước thành viên Hiệp hội (đại diện Hiệp hội Công nghệ Sinh học sinh thái xanh).

     

    Hình 3: TS Phùng Hà - Hiệp hội phân bón Việt Nam phát biểu tại buổi tọa đàm

    Tọa đàm tập trung thảo luận về việc sản xuất và ứng dụng Than Sinh học trong nông nghiệp bền vững, những giải pháp cải thiện độ phí nhiêu của đất và giảm lượng phân bối đến tiềm năng ứng dụng Than Sinh học trong kiểm soát bệnh hại thực vật và nâng cao sức khỏe đất. Nhấn mạnh quy trình sản xuất Than Sinh học từ nguồn phủ phế phụ phẩm nông nghiệp và các ứng dụng thực tiễn tại Việt Nam, Nhật Bản và các nước khác qua đó tạo tọa đàm mang đến những góc nhìn đa dạng và phong phú về các thách thức và cơ hội trong nông nghiệp hiện nay.

     

    Hình 4: TS Phan Việt Hà - Phó Viện trưởng phụ trách WASI phát biểu kết thúc tọa đàm

    Kết thúc buổi tọa đàm, Tiến sĩ Phan Việt Hà, Phó Viện trưởng phụ trách Wasi, gửi nơi cảm ơn chân thành nhất đến các nhà khoa học, chuyên gia nông nghiệp và các đại biểu tham dự vì những trao đổi giá trị đã mang lại nhiều thông tin hữu ích về tiềm năng của Than Sinh học trong sản xuất nông nghiệp bền vững. Ông nhấn mạnh rằng Than Sinh học có khả năng lớn trong việc phát triển nông nghiệp bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro, cải thiện sức khỏe đất và nâng cao hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp. Than Sinh học còn có thể cố định các kim loại nặng và chất độc hại trong đất, từ đó giảm các ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, trong tương lai, Than Sinh học có thể trở thành nguồn thu nhập thăm qua việc cố định carbon và giảm phát thải, cho phép bán tín chỉ carbon. Tuy nhiên, Tiến sĩ Phan Việt Hà cũng chỉ ra rằng việc ứng dụng Than Sinh học trong sản xuất nông nghiệp hiện vẫn còn hạn chế, với ít sản phẩm Than Sinh học chuyên biệt cho từng loại cây trồng. Với vai trò là đơn vị đồng tổ chức buổi tọa đàm và một đơn vị nghiên cứu, ông đề xuất các nhà quản lý, các nhà khoa học và doanh nghiệp cần tăng cường trao đổi thông tin tuyên truyền về vai trò của Than Sinh học trong sản xuất nông nghiệp bền vững, đồng thời có những hợp tác nghiên cứu chuyên sâu để ứng dụng Than Sinh học trong sản xuất phân bón, khóang và sinh học nhằm phục vụ cho nhiều mục đích và nhiều loại cây trồng khác nhau, cũng như thiết lập các mô trình sản xuất, mô hình sản xuất và ứng dụng Than Sinh học trong nông nghiệp để phát triển, phát huy tối đa tiềm năng của nó.

    Nguồn: https://wasi.org.vn/toa-dam-than-sinh-hoc-biochar-va-ung-dung-trong-san-xuat-nong-nghiep-ben-vung/

    0
    Zalo