QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÒ HƠI

QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÒ HƠI
Ngày đăng: 18/03/2025 09:10 AM

    QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÒ HƠI 

    Trong dây chuyền sản xuất của các nhà máy công nghiệp, hoạt động của lò hơi đóng vai trò quan trọng bậc nhất. Quyết định hiệu suất của nhà máy. Vì vậy quy trình vận hành lò hơi hoạt động hiệu quả là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Sau đây xin mời bạn đọc tham khảo quy trình vận hành lò hơi mà chúng tôi giới thiệu dưới đây.

    QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÒ HƠI LÀ GÌ?

    Là hệ thống tất cả các thao tác của kỹ thuật viên điều khiển lò hơi thực hiện để lò hơi tiến hành hoàn chỉnh một chu trình làm việc trọn vẹn. Với mục đích đảm bảo sự ổn định cho nhà máy hoạt động trong suốt thời gian vận hành.

    Ảnh: Mô hình lò hơi công nghiệp

    Bước 1: Công tác chuẩn bị vận hành lò hơi

    Tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống điện, kiểm tra nguồn nguyên liệu cấp cho lò hơi: nhiên liệu đốt, nước,... Kiểm tra chất lượng nguyên liệu để đảm bảo tốt và đầy đủ cho quá trình vận hành.

    Khi tất cả nguyên liệu đã đảm bảo thì thao tác tiếp theo là bạn mở van đường hút, van cấp gas, van cấp nước. Tuyệt đối không được quên kiểm tra mực nước trong lò hơi. Kiểm tra hệ thống an toàn của lò hơi, cửa quan sát, các hệ thống đo lường, các nút ấn nguồn điện. Phải chắc chắn rằng tất cả đều hoạt động tốt.

    Bước 2: Tiến hành bơm nước cấp vào lò hơi

    Kỹ thuật viên tiến hành bật hệ thống bơm nước vào lò hơi. Quá trình cấp nước vào lò hơi được điều khiển theo chế độ tự động từ tủ điều khiển. Máy bơm sẽ dừng hoạt động khi mực nước trong lò hơi đạt mức quy định. Trong trường hợp hệ thống cấp nước tự động hỏng thì thực hiện bơm bằng tay để đảm bảo quá trình làm việc của lò hơi.

    Bước 3: Khâu kiểm tra khí gas

    Sau khâu bơm nước bạn nên kiểm tra khí gas để đảm bảo an toàn cho quy trình vận hành lò hơi. Lúc này người vận hành lò hơi nên kiểm tra đồng hồ khí gas ở áp suất xem thử có đảm bảo 0,5 PSI hay chưa, nếu chưa thì chỉnh về đúng với áp suất đó.

    Bước 4: Thực hiện khởi động lò hơi

    Sau khi chuẩn bị các bước trên thật đầy đủ, chính xác và  chi tiết kỹ càng thì người dùng tiến hành khởi động lò hơi. Trước khi bật nguồn hoạt động thì bạn nên chuyển tất cả các Switch trên các tủ điện lò hơi về vị trí OFF. Sau khi đã hoàn tất công đoạn này thì nhấn nút công tắc chính chuyển sang ON, máy bắt đầu hoạt động và bạn nên chú ý tới những sự cố phát sinh để xử lý.

    Nếu có sự cố xảy ra bạn nhấn nút Pump Control sang vị trí ON. Nếu nước trong lò hơi thấp thì còi sẽ kêu lên và đèn báo cạn nước xuất hiện. Lúc này người dùng nên chọn bơm 1 hay bơm 2 để nước được bơm vào. Đến lúc nào đèn Low Limit Water tắt rồi chuyển sang nhấn nút Low Limit Water Reset. Ngoài ra người dùng còn cần kiểm tra kính thủy, đồng hồ áp suất dầu cấp, áp suất hơi, nhiệt độ khói, ... khi lò hơi đang hoạt động.

    Nếu sự cố được giải quyết hoặc không có sự cố nào thì sẽ không có đèn báo lỗi. Toàn bộ vận hành của máy hoạt động một cách tự động, vận hành trơn tru nhất. Tuy nhiên nếu hơi nước thoát ra ở van xả khí bạn nên vặn khóa thật chặt van xả khí đó nếu không hơi nước sẽ bị xả ra ngoài hết, thành quả thu được không còn nhiều. Vẫn vận hành lò hơi cho tới khi áp suất đạt định mức và tạm dừng hoạt động khi đạt đến áp suất định mức.

    Bước 5: Kết thúc vận hành lò hơi 

    Kết thúc quy trình vận hành lò hơi người dùng xoay công tắc chính về vị trí OFF rồi ngắt cầu dao điện để tắt hoàn toàn thiết bị. Vệ sinh toàn bộ lò hơi một lần nữa, kiểm tra sản phẩm và bàn giao thiết bị lò hơi theo quy định của công việc. Bạn nên nhớ rằng cần có kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì lò hơi định kỳ để đảm bảo chất lượng sản phẩm lâu dài và bền bỉ nhất.

    Ảnh: Tuổi thọ của lò hơi phụ thuộc vào cách vận hành

     

    0
    Zalo